
TIẾN BỘ TRONG VIỆC KHÁM PHÁ KHỨU GIÁC CỦA LOÀI MUỖI
Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014
Ngày nay, chúng ta đã biết thêm một chút ít về một trong những kẻ thù nguy hiểm của loài người: đó là loài muỗi.
Các nhà khoa học đã có một bước tiến quan trọng trong việc hiểu thêm về khả năng khứu giác của loài muỗi. Đây là một bước tiến trong nghiên cứu mà có thể mang tới những phương cách tốt hơn trong việc đẩy lùi loài côn trùng nguy hiểm này.
Trong một bài báo trên Tạp chí Nature, các nhà nghiên cứu ở
Vanderbit và trường Đại học Yale đã xác định được rằng vòi của muỗi cái
Anophen chích vào người gồm những tế bào tiếp nhận phản ứng với một
trong những hợp chất hoá học được tìm thấy ở mồ hôi của người.
Lauren J.Zwiebel, Giáo sư chuyên ngành khoa học sinh học ở Vaderbilt, tham gia vào công trình này cho biết, khám phá này đã xác thực các giả thiết của họ là hệ khứu giác của muỗi và các loài côn trùng khác gồm một dãy các tế bào tiếp nhận khác nhau, mỗi một tế bào lại phản ứng với một phạm vi các mùi rất hẹp.
Khẳng định giả thiết này có nghĩa là sẽ nên xác định các mùi của con người một cách rõ ràng và các tế bào tiếp nhận protein cho phép muỗi cái xác định được con mồi của mình khi chúng cần máu người để thoả mãn nhu cầu sinh sản của chúng. Bổ sung vào việc phân loại những mùi thu hút loài muỗi của con người, nghiên cứu này cũng sẽ cho phép các nhà nghiên cứu nghiên cứu sâu thêm và tìm kiếm những loại hoá chất vừa thu hút vừa đẩy lùi được những loài côn trùng nguy hiểm này.
Zwibel cho biết, nghiên cứu những mùi thu hút loài muỗi mới chỉ là một nửa của bức tranh này. Không có bằng chứng nào cho thấy loài muỗi nhận thấy một số mùi của con người là khó ngửi, nhưng các nhà khoa học vẫn rất thú vị khám phá lĩnh vực này. Những khám phá như vậy có thể đưa tới những chất gây khó chịu cho loài muỗi có hiệu quả hơn. Những chất này có thể giữ vai trò quan trọng trong việc làm giảm tỷ lệ chết do các bệnh truyền nhiễm do muỗi gây ra, gồm bệnh sốt rét, bệnh viêm não, bệnh đăng gơ, bệnh sốt xuất huyết, West Nile, sốt vàng da….
Những nghiên cứu trước đây cho thấy mô hôi của con người chứa tới khoảng 350 hợp chất thơm khác nhau, nhưng không có nghiên cứu nào chuyên sâu về lĩnh vực này. Ví dụ, các nhà nghiên cứu không biết nhiều về những khác biệt từng các thể trong những mùi này, chứ chưa nói tới sự khác biệt như thế nào giữa mùi của nam giới và mùi của nữ giới.
Lauren J.Zwiebel, Giáo sư chuyên ngành khoa học sinh học ở Vaderbilt, tham gia vào công trình này cho biết, khám phá này đã xác thực các giả thiết của họ là hệ khứu giác của muỗi và các loài côn trùng khác gồm một dãy các tế bào tiếp nhận khác nhau, mỗi một tế bào lại phản ứng với một phạm vi các mùi rất hẹp.
Khẳng định giả thiết này có nghĩa là sẽ nên xác định các mùi của con người một cách rõ ràng và các tế bào tiếp nhận protein cho phép muỗi cái xác định được con mồi của mình khi chúng cần máu người để thoả mãn nhu cầu sinh sản của chúng. Bổ sung vào việc phân loại những mùi thu hút loài muỗi của con người, nghiên cứu này cũng sẽ cho phép các nhà nghiên cứu nghiên cứu sâu thêm và tìm kiếm những loại hoá chất vừa thu hút vừa đẩy lùi được những loài côn trùng nguy hiểm này.
Zwibel cho biết, nghiên cứu những mùi thu hút loài muỗi mới chỉ là một nửa của bức tranh này. Không có bằng chứng nào cho thấy loài muỗi nhận thấy một số mùi của con người là khó ngửi, nhưng các nhà khoa học vẫn rất thú vị khám phá lĩnh vực này. Những khám phá như vậy có thể đưa tới những chất gây khó chịu cho loài muỗi có hiệu quả hơn. Những chất này có thể giữ vai trò quan trọng trong việc làm giảm tỷ lệ chết do các bệnh truyền nhiễm do muỗi gây ra, gồm bệnh sốt rét, bệnh viêm não, bệnh đăng gơ, bệnh sốt xuất huyết, West Nile, sốt vàng da….
Những nghiên cứu trước đây cho thấy mô hôi của con người chứa tới khoảng 350 hợp chất thơm khác nhau, nhưng không có nghiên cứu nào chuyên sâu về lĩnh vực này. Ví dụ, các nhà nghiên cứu không biết nhiều về những khác biệt từng các thể trong những mùi này, chứ chưa nói tới sự khác biệt như thế nào giữa mùi của nam giới và mùi của nữ giới.
Tuy vậy, những dữ liệu gần đây của các
nhà nghiên cứu của Hà Lan gợi ý rằng muỗi sử dụng một loạt các mùi
trong việc dò ra con mồi. Zwiebel cho rằng, đây là một hệ thống rất
phức tạp.
Bài báo đăng trên Tạp chí Nature nói trên báo cáo một bước tiến quan trọng nữa. Các nhà nghiên cứu đã có thể có được đột gen khứu giác của muỗi để nghiên cứu ở loài Drosophila, một loài ruồi giấm đã trở thành chuột bạch phòng thí nghiệm. Việc này sẽ mang lại cho các nhà nghiên cứu những công cụ hữu hiệu mà họ có thể sử dụng để khai thác bản chất của hệ khứu giác của loài muỗi ở mức độ gen và phân tử.
Các nhà nghiên cứu đã tạo ra những con ruồi giấm có các gen khứu giác của loài muỗi Annophen và sau đó thử nghiệm khả năng nhạy cảm của chúng đối với các hợp chất khác nhau được tìm thấy ở mồ hôi của người. Họ xác định được một hợp chất đặc biệt: methylphenol-4, hoạt hoá mạnh một tế bào tiếp nhận mùi được có ở muỗi cái nhưng không có ở muỗi đực. Những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng sự sản sinh ra protein này bị ngừng lại ở muỗi cái ngay lập tức, sau một bữa ăn bằng máu, khi chúng không phản ứng với mùi này của con người nữa. Những khám phá mới đây đã củng cố thêm sự thống nhất là loài muỗi cái Annophen sử dụng methylphenol-4 để tìm ra con mồi.
Sự kiện gen của muỗi hoạt động ở ruồi giấm có một ý nghĩa đặc biệt nữa. Nó có nghĩa là bản chất cơ bản của hệ khứu giác ở các loài côn trùng khác cũng tương tự hoàn toàn như ở loài muỗi. Và kết quả là, nghiên cứu của các nhà khoa học sẽ có một ý nghĩa không chỉ trực tiếp ở loài muỗi mà còn ở những loài côn trùng khác, những loài mang bệnh và hoạt động như những loài gây hại cho nông nghiệp.
Bài báo đăng trên Tạp chí Nature nói trên báo cáo một bước tiến quan trọng nữa. Các nhà nghiên cứu đã có thể có được đột gen khứu giác của muỗi để nghiên cứu ở loài Drosophila, một loài ruồi giấm đã trở thành chuột bạch phòng thí nghiệm. Việc này sẽ mang lại cho các nhà nghiên cứu những công cụ hữu hiệu mà họ có thể sử dụng để khai thác bản chất của hệ khứu giác của loài muỗi ở mức độ gen và phân tử.
Các nhà nghiên cứu đã tạo ra những con ruồi giấm có các gen khứu giác của loài muỗi Annophen và sau đó thử nghiệm khả năng nhạy cảm của chúng đối với các hợp chất khác nhau được tìm thấy ở mồ hôi của người. Họ xác định được một hợp chất đặc biệt: methylphenol-4, hoạt hoá mạnh một tế bào tiếp nhận mùi được có ở muỗi cái nhưng không có ở muỗi đực. Những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng sự sản sinh ra protein này bị ngừng lại ở muỗi cái ngay lập tức, sau một bữa ăn bằng máu, khi chúng không phản ứng với mùi này của con người nữa. Những khám phá mới đây đã củng cố thêm sự thống nhất là loài muỗi cái Annophen sử dụng methylphenol-4 để tìm ra con mồi.
Sự kiện gen của muỗi hoạt động ở ruồi giấm có một ý nghĩa đặc biệt nữa. Nó có nghĩa là bản chất cơ bản của hệ khứu giác ở các loài côn trùng khác cũng tương tự hoàn toàn như ở loài muỗi. Và kết quả là, nghiên cứu của các nhà khoa học sẽ có một ý nghĩa không chỉ trực tiếp ở loài muỗi mà còn ở những loài côn trùng khác, những loài mang bệnh và hoạt động như những loài gây hại cho nông nghiệp.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét